TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - SÁNG CHỦ NHẬT
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
1.Cung cấp kiến thức về môi trường tài chính quốc tế mà tại đó các công ty sẽ hoạt động trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
2.Trang bị cho học viên kiến thức về các lý thuyết kinh điển trong tài chính quốc tế thể hiện mối tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và tỷ giá; lựa chọn các chính sách trong nhiều kịch bản kinh tế khác nhau.
1.Các chủ điểm đặc biệt của tài chính quốc tế như rủi ro tỷ giá và rủi ro chính trị, các bất hoàn hảo của thị trường và những cơ hội đầu tư trong môi trường toàn cầu
2.Hiểu và nắm bắt được tổng quan cán cân thanh toán quốc tế, các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế, Phân tích được các yếu tố nào tác động đến các thành phần CCTTQT, Ứng dụng các kiến thức về CCTTQT để giải thích những thay đổi trong thâm hụt tài khoản vãng lai của các quốc gia, những thay đổi trong điều hành tỷ giá
3.Phân tích và đánh giá những thuận lợi và bất lợi trong chính sách kiểm soát vốn của một quốc gia
4.Hiểu và nắm bắt được các lý thuyết cân bằng trong tài chính quốc tế: lý thuyết ngang giá sức mua, ngang giá lãi suất phòng ngừa và không phòng ngừa.
5. Hiểu và nắm bắt được các chế độ tỷ giá và những đặc điểm của chúng. Các đánh đổi khi lựa chọn một chế độ tỷ giá.
6. Hiểu và phân tích cách thức điều hành tỷ giá của chính phủ thông qua can thiệp của chính phủ vào tỷ giá. Tác động qua lại của tỷ giá và thâm hụt tài khóa.
7. Hiểu và nắm bắt được lý thuyết bộ ba bất khả thi, một lý thuyết tổng quát về các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; những đánh đổi của việc lựa chọn các mục tiêu vĩ mô cho nền kinh tế.
8. Các mô hình giải thích các biến động của nền kinh tế vĩ mô, ứng dụng các mô hình vào điều hành chính sách tài chính và tiền tệ quôc gia