CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VB27.2 - GĐ A210

Khi các quốc gia hình thành, các mối quan hệ liên quốc gia cũng đồng thời xuất hiện. Những quan hệ này tồn tại song song với các quan hệ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của các quốc gia. Theo đó, sự giao lưu của các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng, phát triển và trở nên phức tạp hơn, dẫn đến nhu cầu của việc hình thành và phát triển luật quốc tế để điều chỉnh mối quan hệ này.

Tại Việt Nam hiện nay, trước yêu cầu đổi mới, đồng thời mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực (nhất là kinh tế), thì mỗi người dân, tổ chức cần có sự hiểu biết nhất định về luật quốc tế để các quy tắc xử sự trở thành chuẩn mực cho các hoạt động đối nội, đối ngoại, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên liên quan.

Thông qua môn học này, bên cạnh những tri thức về khoa học pháp lý, sinh viên còn được phát triển kỹ năng của người thực hành luật như: giải quyết tình huống, phân tích các hành vi vi phạm pháp luật, khả năng thuyết phục,…