NTTH - LTMQT (II) - 21D1LAW51301 - HKD - 2021

Trên cơ sở các kiến thức nền tảng về Luật thương mại quốc tế ở cấp bậc cử nhân, sau khi kết thúc khoá học này, học viên cao học được trang bị những kiến thức nâng cao, cập nhật và chuyên sâu về luật thương mại quốc tế trong bối cảnh hoàn thiện thể chế pháp luật Việt Nam và nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu và thực hành luật đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Học viên sẽ tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu từ lý luận tới thực tiễn về một số chủ đề như: (i) Thương mại quốc tế và WTO; (ii) Giải quyết tranh chấp về các biện pháp phòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của Việt Nam; (iii) Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (NGA) và xu hướng vận động của luật thương mại quốc tế; (iv) CISG và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; (v) Các hợp đồng mẫu thông dụng trong thương mại quốc tế; (vi) Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng trọng tài điện tử.

NTTH-LKD-21D1LAW51100101-T4-HKD-2021

Môn học này trang bị cho sinh viên các ngành học kinh tế và luật học tại UEH những kiến thức pháp lý cần thiết để hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, chú trọng so sánh với các quốc gia tiên tiến. Môn học gồm hai phần:

Phần thứ nhất, Đại cương pháp luật trong môi trường kinh doanh. Phần này tập trung giảng dạy cho người học có những hiểu biết chung/cơ bản về pháp luật gồm: bản chất của pháp luật, sự tồn tại của pháp luật và chủ thể của pháp luật. Từ đó, giúp người học tiếp cận với những vấn đề cụ thể của pháp luật của một nhà kinh doanh trong tương lai gồm: luật hiến pháp bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quản lý và giám sát của nhà nước với hoạt động kinh doanh và trách nhiệm pháp lý của chủ thể kinh doanh. Hiểu rõ pháp luật và vai trò pháp luật, đánh giá pháp luật và có thái độ thượng tôn pháp luật là mục tiêu chủ đạo của phần này.

Phần thứ hai,  Pháp luật cho người kinh doanh. Phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sự hình thành, tồn tại và vận hành của doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường, tiến hành kinh doanh và rút khỏi thị trường. Những nội dung chính của phần này bao gồm: pháp luật về tài sản, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Hiểu, đánh giá, vận dụng qui định của pháp luật về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp là mục tiêu chủ đạo của phần này.


NTTH-LKD-21D1LAW51100117-T5-HKD-2021

Môn học này trang bị cho sinh viên các ngành học kinh tế và luật học tại UEH những kiến thức pháp lý cần thiết để hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, chú trọng so sánh với các quốc gia tiên tiến. Môn học gồm hai phần:

Phần thứ nhất, Đại cương pháp luật trong môi trường kinh doanh. Phần này tập trung giảng dạy cho người học có những hiểu biết chung/cơ bản về pháp luật gồm: bản chất của pháp luật, sự tồn tại của pháp luật và chủ thể của pháp luật. Từ đó, giúp người học tiếp cận với những vấn đề cụ thể của pháp luật của một nhà kinh doanh trong tương lai gồm: luật hiến pháp bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quản lý và giám sát của nhà nước với hoạt động kinh doanh và trách nhiệm pháp lý của chủ thể kinh doanh. Hiểu rõ pháp luật và vai trò pháp luật, đánh giá pháp luật và có thái độ thượng tôn pháp luật là mục tiêu chủ đạo của phần này.

Phần thứ hai,  Pháp luật cho người kinh doanh. Phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sự hình thành, tồn tại và vận hành của doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường, tiến hành kinh doanh và rút khỏi thị trường. Những nội dung chính của phần này bao gồm: pháp luật về tài sản, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Hiểu, đánh giá, vận dụng qui định của pháp luật về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp là mục tiêu chủ đạo của phần này.


NTTH-LTMQT-21DINT41101603-T2-HKD-2021

Học phần Luật thương mại quốc tế trang bị cho sinh viên hệ cử nhân những kiến thức cơ bản về pháp luật thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong hoạt động đào tạo các ngành/chuyên ngành phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ tích luỹ được những kiến thức bao quát từ lý luận tới thực tiễn về các thiết chế thương mại quốc tế điển hình và xu hướng vận động của pháp luật thương mại quốc tế, đồng thời đi sâu tìm hiểu hai nội dung chính của pháp luật thương mại quốc tế là pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia/các thực thể công và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế có sự tham gia của thương nhân. Ngoài ra, bên cạnh việc hỗ trợ sinh viên tiếp tục thực hành các kỹ năng về nghiên cứu và làm việc nhóm, khoá học sẽ tập trung vào việc hình thành các kỹ năng như kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ (case-study) và diễn án giả tưởng (Moot) để từ đó giúp sinh viên bước đầu có thể xử lý được những vấn đề pháp lý cơ bản phát sinh trong lĩnh vực được đào tạo.

NTTH - LCT - 21D1LAW511021201 - VB2 - T3 - HKD - 2021

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ với kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với những thuận lợi của bối cảnh này, một trong các thách thức làm cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường là: (i) sự nở rộ hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ii) hiện tượng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp lớn. Trong bối cảnh đó, với sứ mệnh bảo vệ cuộc cạnh tranh tự do và lành mạnh giữa các doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh ra đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. 

Môn học Luật cạnh tranh bao gồm ba nội dung chính: (1) Nghiên cứu quy định pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh dưới các hình thức: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (2) Nghiên cứu quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (3) Tìm hiểu quy trình tố tụng cạnh tranh.


NTTH-LKD-21D1LAW51100103-T6-HKD-2021

Môn học này trang bị cho sinh viên các ngành học kinh tế và luật học tại UEH những kiến thức pháp lý cần thiết để hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, chú trọng so sánh với các quốc gia tiên tiến. Môn học gồm hai phần:

Phần thứ nhất, Đại cương pháp luật trong môi trường kinh doanh. Phần này tập trung giảng dạy cho người học có những hiểu biết chung/cơ bản về pháp luật gồm: bản chất của pháp luật, sự tồn tại của pháp luật và chủ thể của pháp luật. Từ đó, giúp người học tiếp cận với những vấn đề cụ thể của pháp luật của một nhà kinh doanh trong tương lai gồm: luật hiến pháp bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quản lý và giám sát của nhà nước với hoạt động kinh doanh và trách nhiệm pháp lý của chủ thể kinh doanh. Hiểu rõ pháp luật và vai trò pháp luật, đánh giá pháp luật và có thái độ thượng tôn pháp luật là mục tiêu chủ đạo của phần này.

Phần thứ hai,  Pháp luật cho người kinh doanh. Phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sự hình thành, tồn tại và vận hành của doanh nghiệp như thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường, tiến hành kinh doanh và rút khỏi thị trường. Những nội dung chính của phần này bao gồm: pháp luật về tài sản, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng trong kinh doanh, pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Hiểu, đánh giá, vận dụng qui định của pháp luật về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp là mục tiêu chủ đạo của phần này.


NTTH-LTMQT2-21D1LAW51101201-T3-HKD-2021

Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về luật thương mại quốc tế- một yêu cầu quan trọng trong đào tạo cử nhân Luật kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộngTừ GATT 1947 cho đến sự ra đời của định chế thương mại toàn cầu là WTO, từ các hiệp định thương mại tự do truyền thống cho đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay, luật thương mại quốc tế đã có những sự thay đổi cơ bản, tác động lớn tới quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu luật thương mại quốc tế gắn liền với các thiết chế thương mại quốc tế điển hình là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà thực hành luật tương lai.

NTTH - PLXNK - 21D1LAW51104901 - T7 - HKD - 2021

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật về xuất nhập khẩu và hải quan - một yêu cầu quan trọng trong đào tạo cử nhân Luậtkinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức bao quát từ lý luận tới thực tiễn về: (i) Tổng quan pháp luật về xuất nhập khẩu và hải quan; (ii) Pháp luật về hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu; (iii) Hợp đồng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; (iv) Pháp luật về thanh toán và bảo hiểm trong hoạt động xuất nhập khẩu; (v) Vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và hải quanđể từ đó có thể bước đầu xử lý được những vấn đề pháp lý cơ bản phát sinh trong lĩnh vực được đào tạo.


NTTH - LTMQT - 21DINT41101602 - 6-7/3/2021 - HKD - 2021

Học phần Luật thương mại quốc tế trang bị cho sinh viên hệ cử nhân những kiến thức cơ bản về pháp luật thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong hoạt động đào tạo các ngành/chuyên ngành phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ tích luỹ được những kiến thức bao quát từ lý luận tới thực tiễn về các thiết chế thương mại quốc tế điển hình và xu hướng vận động của pháp luật thương mại quốc tế, đồng thời đi sâu tìm hiểu hai nội dung chính của pháp luật thương mại quốc tế là pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia/các thực thể công và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế có sự tham gia của thương nhân. Ngoài ra, bên cạnh việc hỗ trợ sinh viên tiếp tục thực hành các kỹ năng về nghiên cứu và làm việc nhóm, khoá học sẽ tập trung vào việc hình thành các kỹ năng như kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ (case-study) và diễn án giả tưởng (Moot) để từ đó giúp sinh viên bước đầu có thể xử lý được những vấn đề pháp lý cơ bản phát sinh trong lĩnh vực được đào tạo.

NTTH-LCT-21D1LAW51102101-T2-HKD-2021

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ với kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với những thuận lợi của bối cảnh này, một trong các thách thức làm cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường là: (i) sự nở rộ hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ii) hiện tượng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp lớn. Trong bối cảnh đó, với sứ mệnh bảo vệ cuộc cạnh tranh tự do và lành mạnh giữa các doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh ra đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. 

Môn học Luật cạnh tranh bao gồm ba nội dung chính: (1) Nghiên cứu quy định pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh dưới các hình thức: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (2) Nghiên cứu quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (3) Tìm hiểu quy trình tố tụng cạnh tranh.