Kinh tế tuần hoàn và PTBV
Dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050. Nếu loài người vẫn tiếp tục sản xuất và tiêu dùng như hiện tại, để đáp ứng mức tiêu thụ tài nguyên, sử dụng năng lượng và xử lý chất thải ở năm 2050, phải cần tới 2.3 hành tinh Trái đất (Bell, 2016). Con số trên đủ để cảnh báo tất cả chúng ta về sự an nguy đối với hành tinh này. Đề giải quyết hiệu quả cho những vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế được đề cập ở trên, đòi hỏi tất cả mọi chủ thể từ chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và mọi cá nhân trên toàn thế giới phải làm phần việc của mình. Đặc biệt, cần phải thực hiện những thay đổi đáng kể trong nhận thức, hành vi của công chúng và cộng đồng học thuật đối với các vấn đề toàn cầu về phát triển bền vững (UNESCO, 2017a).
Học phần này được thiết kế nhằm giới thiệu về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và phân tích vai trò của từng nhóm chủ thể trong xã hội đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, khái niệm và các mô hình kinh tế tuần hoàn cũng sẽ được khám phá, vì kinh tế tuần hoàn là chìa khóa để phát triển bền vững.